Trước khi dẫn mẹ đi sinh, bố còn
đùa với các chị như thể tôi là niềm
hy vọng cuối cùng:
- Nhất định lần này bố mẹ sẽ
mang về cho các con một thằng cu để các
con thấy một thằng cu đi đái nó đứng
oai hùng như thế nào.
Không biết năm lần dẫn mẹ đi
sinh trước bố có tuyên bố với ai về
cái khả năng có thể đem về một thằng
cu biết đái đứng như thế không, xem
ra các chị tôi không phấn khởi gì lắm. Chị
Hai bỏ đôi đũa đang ăn dở xuống,
nghiêng chiếc mặt hiền mà lì, khinh bạc
nói:
- Con chưa thấy người nào đứng
úp mặt vào gốc cây mà oai hùng cả.
Chị Ba phụ hoạ:
- Cần phải phạt nghiêm khắc những kẻ
làm mất mỹ quan thành phố, làm ô nhiễm
môi trường.
Bố trợn mắt:
Sao hai đứa mày phát biểu giống quan toà
thế. Cần phải nhìn thấy trong hành vi tiểu
đứng của một thằng cu cái bản lĩnh
đàn ông và một dũng khí... coi thường mọi
sự. Nói chung vì chúng mày không phải là đàn
ông nên không bao giờ hiểu được cái cảm
giác vạn vật ở dưới chân mình nó sướng
như thế nào. Vì thế bố nhất định
cần phải có một thằng cu trong cái nhà âm
thịnh dương suy này để chúng mày
đưọc mở mắt ra.
Đến nước này thì các chị tôi phải
chống mắt ra mà chờ thôi.
Sáng sớm hôm sau chị Hai vào bệnh viện
đổi ca trông coi mẹ thay bố. Chỉ nhìn
thấy vẻ mặt bố, không cần hỏi chi
cũng biết mẹ lại sinh con gái. Chị an
ủi bố:
Có 6 đứa con gái trong nhà, tức là bố sẽ
có 6 thằng con rể trong nhà, tổng cộng bố
có 12 đứa con phục dịch. Bố vẫn biết
là con gái có hiếu và thương cha mẹ hơn
con trai mà.
- Nhưng mày có biết như thế là tao có lỗi
với tổ tiên không?
Tôi nghĩ nếu ở nhà, bố đã gào
toáng lên. Chị Hai biết bố buồn nên vẫn
dịu dàng:
- Thì bố đã tận kỳ lực rồi
còn gì. Tổ tiên linh thiêng thì cũng phải tri
thiên mệnh chứ.
Ba ngày sau mẹ đưa tôi về nhà. Trên
đoạn đường ngắn khoảng 3 cây số,
tôi đã nghe thấy nhiều thứ âm thanh hỗn
độn của xe cộ và người ngợm.
Tôi cũng nghe thấy tiếng kêu cứu của một
ai đó. Tiếng còi hụ của xe chở tù
nhân ra toà án.
Cảnh các chị ra đón tôi thật vui. Chị
Hai đón lấy tôi từ tay mẹ và hôn nhẹ
lên má tôi. Chị Hai có mùi thơm của một
trinh nữ. Chị Ba, chị Tư mỗi người
một tay gỡ đồ từ trên xe Honda của
bố đem vào nhà. Khi chị Hai đặt tôi xuống
giường, tôi thở phào như một người
mới đi từ ngàn dặm về. Mở mắt,
tôi nhìn thấy đủ năm khuôn mặt của
các chị đang chụm đầu nhìn tôi. Thầm
nở một nụ cười, tôi chào tất cả
mọi người, chào ngôi nhà sẽ là nơi tôi
sống suốt thời con gái của mình.
Mặc dù quần áo cũ của các chị dành
cho tôi còn nhiều và tốt, nếu mẹ có sinh
thêm năm đứa nữa thì cũng vẫn còn
đủ dùng, nhưng bố nhất định
mua quần áo mới cho tôi, chẳng phải vì bố
yêu tôi đặc biệt mà bố muốn tôi là một
thằng con trai, bởi thế ngay từ những
ngày đầu tiên được cho mặc quần
áo, tôi đã mặc đồ con trai. Bố nói với
các chị:
Bây giờ thì bố biết mình thua rồi, nhưng
bố vẫn không sao thoát khỏi cái ước muốn
có một thằng con trai trong nhà. Bởi vậy,
dù bố đã khai sinh tên cho em là Thuỷ, nhưng
các con phải gọi em là Gấu và coi nó như một
đứa con trai.
Từ đấy tôi trở thành con trai trong cách
dạy dỗ của bố và trong sự đối
xử của các chị, ngoài việc chính tôi
không thể đứng đái.
Trong tất cả những thứ đồ
chơi bố mua cho tôi như xe cộ, súng ống,
những cục xếp hình... không bao giờ có búp
bê. Tôi bị triệt tiêu những ham muốn phụ
nữ. Thay vào đó, bố tập cho tôi những
trò chơi mạnh. Tôi cùng đá cầu với bố
và lũ con trai hàng xóm. Bọn con trai cũng thích
chơi với tôi, bởi vì tôi hoà đồng với
bọn chúng và không từ một trò nghịch ngợm
nào. Tôi cũng tắm mưa, cũng giang nắng,
lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm, bấm chuông
nhà người ta rồi bỏ chạy, nhưng cái
trò chơi được tôi thích nhất là leo
rào nhà ông Nghị Hách hái trộm mận dù nhà
ông có một con chó bẹc giê to như một con
ngựa con và từng táp mất của môi một
miếng quần. Tôi không biết tại sao người
ta lại gọi ông cái tên có vẻ Vũ Trọng
Phụng như thế. Lúc nào ông cũng như
người buồn ngủ. Lờ đờ và dường
như không quan tâm tới ai.ở nhà, chị em tôi
vẫn có thói quen ngồi tán gẫu với nhau sau
bữa cơm, đôi khi cao hứng đập bàn
gõ chén hát hỏng om sòm. Có hôm, tôi chợt nhớ
tới ông Nghị Hách, hỏi trống không:
- Không biết Nghị Hách có phải là tên thật
của ông ta không nhỉ?
Bố tôi đang nằm hút thuốc trên ghế,
nhả khói nói:
- Hách thì đúng là tên ông ấy. Người ta
gọi ông ta là Nghị Hách vì ông ta đã từng
là nghị sĩ quốc hội. Bố trầm ngâm
tiếp. Cuộc đời nhiều khi cũng trớ
trêu, tên một đường, người đi
một nẻo.
Tôi chỉ thực sự được xem là con
gái khi vào lớp học. Tuy thế tôi vẫn thích
chơi với đám con trai hơn. Khi tôi bắt
đầu có kinh, chị Hai bảo:
Mày đừng quên mày là con gái. Có những thứ
con gái không nên làm.
Tôi không cảm thấy có điều gì con trai
không làm được mà con gái không nên làm.
Có một điều con gái cần phải làm nhưng
tôi lại không thích lắm là việc mặc áo
dài. Phải thú thực rằng, vú tôi quá bé. Chị
Hai bảo:
- Muốn mặc áo dài đẹp thì cần phải
độn lên một tí cho nó có cái mặt tiền.
Tôi cần quái gì cái mặt tiền. Đi học,
chiếc áo dài mang lên người tôi phẳng trước
phẳng sau như một gã thư sinh xấu trai.
Đôi khi, tôi vẫn giắt hai tà áo dài vào cạp
quần đá cầu giữa sân trường.Sau
khi học hết bậc trung học rồi, tôi
hoàn toàn mất hứng thứ vào đại học
dù rằng tôi học không đến nỗi tệ.
Thằng Tuấn, con Nghị Hách, rủ tôi:
- Thi vào Đại học An ninh đi.
- Để làm công an à?
- ừ.
- Tôi nghĩ đơn giản, làm công an chức
cũng có nhiều trò vui.
- Hay đấy. Nhưng Tuấn làm sao thi
được? Cái lý lịch ấy mà.
- Yên tâm đi. Gia đình cách mạng gốc
đấy.
Nhờ chuyện này tôi mới biết ông Nghị
Hách ngày xưa làm tình báo. Tôi nghĩ, người
sống ai cũng có một mặt nạ, thậm
chí nhiều mặt nạ. Tôi hỏi Tuấn:
- Sẽ phải đeo mặt nạ à?
Tuấn rất thông minh, hiểu ý tôi muốn
nói gì.
- Không, ít nhất là giữa Tuấn và Thuỷ.
Thế là tôi vào ngành công an. Không biết bố
tôi có hài lòng vì tôi đã trưởng thành đúng
như ý bố muốn không, nhưng riêng với Tuấn,
đôi khi tôi chợt bắt gặp đôi mắt
e ngại của Tuấn, nhất là những lúc
tôi tập võ. Tuấn bảo:
- Thuỷ ra đòn rất độc.
- Tuấn biết tại sao không?
- Biết.
Tôi không nghĩ là Tuấn biết, bởi vì
chính tôi cũng không biết, nhưng tôi không muốn
nói gì thê.
Cuộc sống cọ xát trên làn da tôi. Nhưng
tôi không có cảm giác gì rõ rệt. Chị Hai
đi lấy chồng cất bớt gánh nặng
trên vai mẹ và làm giảm sự âu lo của bố.
Tôi không quan tâm lắm đến tình cảm của
chị Hai đối với anh rể, tôi chỉ
có cảm giác như mình bị đánh cắp. Chị
Hai bảo:
- Tình yêu như một giấc mơ nhưng
người ta lại thường mất ngủ.
- Như thế tình yêu không phải là cái gì tỉnh
táo sao?
Chị Hai cười buồn:
- Tỉnh táo thì may ra còn là tình thương.
Tôi cũng cười:
- Cứ mù mờ có khi lại hay.
Khi ra trường, tôi và Tuấn cùng về một
nơi. Chúng tôi vẫn đi với nhau cũng
như những người bạn khác. Nhiều khi
tôi vẫn được nhận nhiệm vụ tác
chiến chung với Tuấn. Nhưng cái điều
tôi thích là rủ Tuấn cùng đi uống cà phê
với mình. tuấn vẫn chiều và thường
khi đòi về đột ngột. Tôi khám phá ra rằng
Tuấn thích nhậu với đám đàn anh hơn.
Có lần tôi bảo:
- Thuỷ cũng muốn uống rượu.
Lẳng lặng, Tuấn gọi bồi kiếm thêm
cho một chai rượu vang. Tôi cưa đôi với
Tuấn hết chai rượu mà không nói một
câu nào. Đêm ấy, tôi mơ thấy giấc
mơ của mình.
Tôi chưa bao giờ nhìn kỹ thân thể mình,
cả khi trong buồng tắm. Ngày hôm sau gặp Tuấn
trong cơ quan, tôi có cảm giác Tuấn đã sờ
vào đôi vú nhỏ và lạnh của tôi, mặc
dù Tuấn vẫn thản nhiên như không hề uống
rượu với tôi tối qua. Tuấn không biết
đến giấc mơ của tôi. Tôi có cần
phải giấu kín giấc mơ ấy không? Dẫu
sao, giấc mơ ấy đã làm thức tỉnh một
bản năng tôi chưa biết tới.
Ngồi ăn cơm trưa với Tuấn, tôi
nói:
- Đêm qua, Thuỷ mơ thấy Tuấn.
Tuấn đùa:
- Có khóc thét lên không?
Hơi bị cụt hứng, tôi dùng đôi
đũa vẽ nguệch ngoạc trên mặt bàn.
- Có một cảm giác rất lạ.
Tuấn lại đùa:
- Như gặp người ngoài hành tinh à?
- Cũng gần như thế.
Tuấn nhìn sâu vào trong mắt tôi, cười
cười. Tôi nghĩ rằng Tuấn đọc
được tất cả ý nghĩ của tôi.
Giấc mơ. Tôi ngược nắng chạy ra
phía biển. ánh sáng làm cho thân thể tôi như
thoát y. Tuấn chạy theo tôi. Tiếng cười
vỡ dưới từng bước chân. Tuấn
chạy theo tôi. Tiếng cười vỡ dưới
từng bước chân. Tiếng cười ùa theo
sóng. Khi Tuấn bắt kịp thì tôi đã trộn
vào trong sóng. Tuấn ôm lấy tôi. Những cơn
sóng trào qua làm cho chúng tôi dập dềnh như
trong một vũ điệu, hồn nhiên mà say
đắm.
Tôi cảm thấy bị va chạm mạnh khi
nhìn thấy Tuấn ngồi với một cô gái lạ
trong quán phở. Quay ngoắt trở ra, tôi hoàn toàn
không kiểm soát được mình. Đến thẳng
cơ quan, bữa ấy tôi bỏ ăn sáng. Tuấn
đến trễ hơn nửa tiếng, tạt
ngang bàn tôi, Tuấn nói nhỏ:
- Đài truyền hình không nên bỏ ăn sáng.
Không kịp cho tôi phản ứng, Tuấn đi
luôn. Buổi trưa tôi đi ăn cơm một mình
và suốt ngày hôm đó tránh mặt Tuấn.
Đăm đăm, tôi nhìn khoả thân trong gương.
Không đến nỗi gầy nhưng cứng cỏi.
Sờ lên ngực, tôi tự hỏi mình có phải
là phụ nữ không khi hai đầu vú chưa bao
giờ dựng lên cơn khát thèm được
xoa bóp. Khoác bộ sắc phục lên người,
tôi cảm thấy hoàn toàn mất tự tin. Có
điều gì đó đang rạn vỡ trong
người làm cho tôi e ngại khi nghĩ rằng,
dẫu sao cũng sẽ phải đối mặt với
Tuấn. Phóng xe ra đường, ánh sáng một
ngày mới làm tôi choáng.
Tuấn nháy mắt với tôi rồi oang oang
đọc:
- Quan quan thư cưu, tại hà chi châu, yểu
điệu thục nữ, quân tử hảo cầu...
Tôi bật cười cùng với mọi người
trong phòng. Sếp chặn Tuấn lại:
- Thành khẩn khai báo đi. Ai yểu điệu
thục nữ, ai quân tử hảo cầu?
Tuấn cười cười:
- Dạ... bọn phong kiến ạ.
Cả phòng lại phá ra cười.
- Tôi hỏi Tuấn trên bàn ăn:
- Tuấn thấy tôi khác?
- Hình như vậy.
- Có ý nghĩa gì?
- ít ra thì cũng có thể gỡ rối tơ lòng
giùm tôi được chứ?
- Tôi có thể làm việc đó ư?
- Tại sao không?
- Với ai?
- Một phụ nữ. Chắc thế.
Phải khó khăn lắm tôi mới nói
được:
- Thử xem.
- Thế này. Ra cái điều trịnh trọng
thật đáng ghét, Tuấn diễn đạt nhát
gừng. Tôi muốn bày tỏ với cô ấy tình
cảm của mình bằng một cách nào đó dễ
hiểu, tự nhiên và không phải nói... đại
khái bộc trực quá.
Bây giờ tôi mới có dịp để giải
toả thắc mắc của mình:
- Có phải cái cô trong quán phở không?
- à... cũng có thể.
- Thì... tặng một cái gì người ta thích.
Tôi nói cho xong chuyện, rồi đứng lên. Tôi
phải về trước.
Tuấn chặn lại:
- Chưa xong. Làm sao tôi biết cô ấy thích gì?
- Đấy là chuyện của Tuấn. Tôi bực
dọc nói.
Tuấn vẫn dai như đỉa:
- Hình như phụ nữ ai cũng thích son phấn?
Tôi bực quá nói bừa:
- Hơi bị đần.
Tuấn không hề chạm tự ái, điềm
nhiên:
- Cám ơn đã góp ý. Có thể về
được rồi.
Không thể không đanh đá, tôi nghĩ Tuấn
cần phải được dạy dỗ:
- Tuấn nói ai thế?
- Chúng ta.
Tuấn cầm cánh tay tôi dắt ra cửa. Tôi
có cảm giác như người thua cuộc.
Giữa lúc tôi cảm thấy mình sống thừa,
dài và nhạt. Sếp gọi tôi và Tuấn cùng
trình diện.
- Cho hai đồng chí đi du lịch với
điều kiện phải vào vai một cặp
tình nhân, bám theo đối tượng có nhiều
nghi vấn đang làm cuộc vận động
đường dài cho một tổ chức nước
ngoài... Ngay sáng mai lên đường.
- Tuân lệnh.
Tương quan của cuộc sống chỉ là
lệnh, tôi nghĩ thế.
Buổi tối trước ngày lên đường,
Tuấn gọi điện thoại cho tôi:
- Đi nghe nhạc chứ?
- Không cảm thấy hào hứng lắm.
- Cần đấy.
- Mình không nghĩ công việc sẽ quá căng
thẳng đến độ phải làm một
cái gì đó.
- Không phải thế. Bạn không thích một
vai kịch hoàn hảo à?
- ý bạn là...
- Lên sàn tập.
- Hơi láu cá đấy. Thôi được.
ở đâu?
- Người Yêu Quán.
Tôi nghĩ thầm: Thêm một lần láu cá.
Cảm thấy vui vui, tôi cũng cần phải làm
một điều gì đó cho ra vẻ, phải
không? Chọn một cái váy ngắn nhất, tôi tốc
lên để nhìn trọn vẹn đôi chân của
mình, suông và phơn phớt lông măng, nhủ thầm
không đến nỗi tệ. Thay vì đi xe máy,
tôi gọi một chiếc taxi. Tôi muốn Tuấn
sẽ phải đưa tôi về.
Tuấn đón tôi ở cửa và dẫn đến
một chiếc bàn khuất. Hắn nhìn tôi gật
gù, cười:
- Chiếc váy làm tôi bất ngờ.
- Chẳng lẽ nó là hàng hiệu khó kiếm à?
- Không. Người mặc nó có đôi chân đẹp.
- Như vậy có nghĩa là chiếc váy không
đẹp, phải không?
- Không. Tôi nghĩ nó cần hào phóng hơn tí nữa.
Bởi vì không chỉ có chân đẹp...
Tôi lại có cảm giác Tuấn sờ vào người
mình.
- Hơi quá rồi đấy.
Tuấn vẫn coi như chẳng có vấn đề
gì, tiếp tục:
- Trong phạm vi cho phép của kịch bản,
tôi gửi bạn cái này.
Tuấn đưa tặng tôi một gói quà.
- Tôi mở liền được chứ?
- OK.
Một hộp vừa son phấn nhiều màu, có
cả cọ. Hàng hiệu. Tôi không giấu
được sự sung sướng. Cái cô gái mà
Tuấn muốn tặng hoá ra lại là tôi. Tuấn
nói:
- Chưa hết.
- Cái gì nữa đây?
Tuấn đưa thêm một gói quà nữa. Tôi
lại hỏi:
- Mở được chứ?
- Tất nhiên.
Trời ạ, một cái xu chiêng. Tôi đỏ mặt
và không biết phản ứng làm sao. Có lẽ tôi
đã im lặng cúi đầu để mặc cho
những giọt nước mắt chảy xuống.
Khi tôi biết phải làm gì thì Tuấn đã ôm
ngang tôi từ lúc nào.
Người ta bảo rằng vịt giời là
giống không có thật, dẫu rằng bố tôi
đã muốn tôi phải có thật. Đến một
lúc nào đó, cũng như mẹ mình, tôi lại
phải nghĩ ngợi vịt giời có thật
hay không. Nhưng thôi, việc đó còn xa. Cái
điều tôi cần trước mắt là làm
tròn vai kịch của mình./.
Nguyễn Việt