Y lảo đảo đứng lên. Nhà vắng ngắt.
Y mỉm cười với cơ hội chống
đói. Lật đầu giường. Lục tung
hòm, tủ. Nỗi thất vọng khiến y lảo
đảo, ngáp đến chảy nước rãi.
Y quyết định đi ra phố, giờ này rất
dễ làm ăn. Giờ này người lớn
đi làm, trẻ con đi học. Y lau rớt rãi,
chỉnh trang quần áo. Cảm giác mình là một
lương dân, y đàng hoàng ra ngõ.
Sự đàng hoàng lương dân chỉ tồn
đọng đủ cho y ra khỏi ngõ nhà. Cơn
đói thuốc là kẻ láu lỉnh tinh ranh và liều
lĩnh. Nó đưa y đến một hẻm vắng.
Y nhằm ngôi nhà đầu lối. Vừa chạm
tay vào đầu ổ khoá, y giật nảy mình nhảy
lùi. Phía trong cánh cổng, một con bẹc giê cỡ
bốn, năm chục cân chồm lên, chờ đợi
vị khách không mời. Không ổn rồi! Y trở
bước hạ quyết tâm - cố nhịn về.
Vài bước, quyết tâm lớn của y không
đủ sức vượt qua cơn lốc đói
thuốc. Y lảo đảo, mồ hôi toát ra, rớt
rãi lòng thòng. Cơn đói là thằng người
lì lợm. Y ngoắt trở lại. Y dễ dàng lọt
vào ngôi nhà cuối hẻm. Thật xui xẻo! Vài bộ
quần áo cũ, cái xẻng gẫy cán, đôi
thúng đen nhẻm màu than... không đủ nửa
thuốc. Chủ nhân có nhẽ còn nghèo hơn cả
y. Cơn đói thuốc thúc y thêm một lần sục
sạo. Y tiến lại góc nhà có chiếc bàn học
sinh, chồng sách vở. Đôi mắt y sáng lên!
Có thế chứ! Biết đâu vàng, cả những
tờ xanh lại chẳng ở trong bụng con lợn
đất kia. Bây giờ người ta nguỵ
trang, nghi binh tài lắm. Bố mẹ y là một ví
dụ về tài năng ấy. Y đã từng tìm
thấy sợi dây chuyền, lôi ra cả bọc tiền
trong cái xoong bẹp vứt gầm tủ. Rất
đàng hoàng y cầm lên con lợn đất, lắc
cắc, y liếm mép. Con lợn khá nặng phát ra
những tiếng kêu đùng đục. Y cười,
cỡ này thả phanh mà lên tiếp. Y áp con lợn
lên môi hun chùn chụt và như trò đùa y
đưa "Hòm của quý" lên qua đầu,
buông rơi. Bục! Con lợn đất vỡ ra
năm, sáu mảnh. Y choáng váng, của quý là những
đồng một trăm, hai trăm. Đồng mới,
đồng cũ. Tất thảy đều có màu
xỉn xỉn, kết quả của việc con lợn
đất bị lắc nhiều lần. Y ngồi
xuống nhặt, vuốt những đồng tiền
vụn. Cơn đói thuốc ập đến. Mồ
hôi rịn ra, rớt rãi ròng ròng. Hai mắt nổ
hoa cà hoa cải. Đưa tay y dụi mắt. Y há
hốc mồm. Thế này là thế nào! Mình nằm
mơ chăng. Mình đang ở đâu? Y không sao
lý giải nổi. Trước mắt y là hai đứa
trẻ ngồi vuốt ve con lợn đất.
Đứa trai xoè trước mắt đứa gái
tờ hai trăm cáu bẩn: "Anh bán vỏ chai
đấy...", đứa em cười: "Em có
năm trăm cơ. Mẹ cho nhưng em ứ ăn
kem... anh em ta cho lợn ăn nhé...". Y không tin
ở mắt mình nữa. Hai đứa bé biến mất.
Lại một đứa khác xuất hiện. Cậu
bé khóc rưng rức, nhặt những mảnh vỡ
gom lại. Y nhìn xói vào gương mặt cậu bé,
cảm thấy quen thuộc như đã gặp
ở đâu đó. Cậu bé thôi khóc, lau nước
mắt nhìn y: "Người không nhận ra ta
ư! Ta chính là người đấy. Ngày xưa
người nuôi lợn đất đó thôi. Ngày
xưa người chẳng đã khóc ròng vì có ai
đó đập trộm lợn đất. Ngày xưa...".
Cậu bé vụt biến mất. Cơn đói
thuốc lên tới đỉnh điểm cùng một
lúc với ý nghĩ chợt loé lên. Cái ý nghĩ chợt
đến hỗ trợ y chống trả thằng
người ba trợn. Y nhặt từng đồng
tiền, vuốt phẳng, xếp gọn, móc túi
còn hai tờ hai trăm bỏ cả vào xếp tiền
lẻ, y nhặt những mảnh lợn đất.
- Xin chào!
Y giật nảy mình nhìn ra cửa. Y chợt nhận
ra thằng bạn nghiện cùng phố. Nó lảo
đảo, rớt rãi lòng thòng. Cũng y như nó
đang đi "tìm kiếm" chống đói...
- Có đủ vài liều không!
- Không! Đi chỗ khác mà tìm.
-Đừng đùa nhau thế, người anh em.
Đống tiền vụn kia đủ vài liều
đấy. Đi thôi.
- Không! Đây là tiền tiết kiệm của
em bé.
- Bé lớn gì! Tiền là thuốc. Có đi không
thì bảo?
- Không! Mày cút đi.
Y đứng bật lên, thủ thế. Thằng
đói vồ lấy cái ghế, vung lên. Y lao thẳng
vào thằng đói. Cú đá khiến y ngã ngửa,
đập đầu vào tường. Thằng
đói cười hô hố ngồi xuống với
những mảnh vỡ, xếp tiền vụn. Y gượng
đứng lên với lấy chiếc compa nhọn.
Chiếc ghế bay sát đầu đập vào cái
bàn học sinh. Y dồn hết sức khom người
lao vào thằng đói và ngã đè lên những mảnh
vỡ, những đồng tiền vụn. Cảm
giác có những bàn tay bé nhỏ, ấm áp, mềm
mại, xoa xoa trên ngực, trên khắp người
làm y tỉnh hẳn. Ngoài phòng y tá trực có tiếng
trẻ con: "Thưa cô chung con không có tiền chẵn,
cô thông cảm thu dùm chỗ tiền vụn
này"./.
Tống Trung