Hưng tần ngần nhìn theo dáng người mảnh
mai của vợ đang chậm rãi đi vào cổng
trường. Eo lưng nàng thật nhỏ… Nhìn
phía sau khó ai có thể đoán được Hà
đã bước sang tuổi 40 - Hưng thầm
nghĩ - chợt nhớ lại lời lão thầy
bói ở quán bia bữa nọ khi lão say tuý luý, miệng
lảm nhảm về tướng mạo người
đàn bà. Tự nhiên lúc đó anh lại bực
mình khi thấy lão nhắc đến chuyện
người phụ nữ nào da mỏng, eo lưng
nhỏ quá và mông tong teo thì khó có con.Đám học
sinh vẫn đang ồn ào xếp hàng trong sân trường
chuẩn bị tới giờ vào lớp. Ngó vào trường,
Hưng thấy vợ chốc chốc lại nép
sang bên để tránh mấy đứa trẻ cắm
đầu mải miết chạy vào hàng để
kịp tiếng trống đang vang đến hồi
cuối. Hà dạy môn toán ở ngôi trường
ven thị xã này đã được dăm năm
sau khi nàng xin chuyển về từ một vùng bán
sơn địa phía bắc của tỉnh. Cũng
phải nói nàng đã chật vật lắm mới
thuyết phục được tay hiệu trưởng
có cặp râu trê gớm ghiếc ở trường
cũ khi hắn nhất quyết không cho nàng chuyển
công tác với lý do Hà là một giáo viên giỏi,
nếu nàng ra đi sẽ ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng đội ngũ giáo
viên của một trường vẫn được
coi là "trường điểm của huyện".
Thực ra, Hà thừa biết hắn đâu có quan
tâm đến chất lượng giảng dạy
hoặc đám học sinh ở vùng bán sơn địa
đó mà chính là con người nàng.
Giống như phần lớn anh, chị em giáo
viên trong trường đều sống trong khu tập
thể lụp xụp bên cạnh trường. Hà
được phân một gian nhỏ, chỉ cách
biệt với hai gia đình bên cạnh bằng tấm
liếp mỏng. Cảnh sinh hoạt gia đình
đầm ấm, tiếng trẻ khóc hờn dỗi,
những lời âu yếm, nũng nịu của cặp
vợ chông trẻ kế bên vốn cùng là giáo
viên môn toán với nàng cứ như vô tình đập
vào tai nàng hết ngày này qua ngày khác. Dù muốn
hay không cũng buộc Hà không khỏi cám cảnh
xót xa cho thân phận vợ lính của mình. Hưng
thì đi biền biệt hết chiến trường
nọ lại đến chiến trường kia.
Thỉnh thoảng anh đảo về thăm vợ
trong chốc lát rồi lại sấp sấp ngửa
ngửa lên đơn vị. Có lẽ lâu nhất
là cái độ anh về phép chuẩn bị đi
chiến trường B. Được ít ngày sống
với nhau trong gian nhà tạm đó, họ lại
thu xếp về quê thăm hai gia đình nội ngoại.
Rồi Mỹ ném bom mở rộng ra các thị trấn
phía Bắc, anh lại có lệnh lên đường
gấp, bỏ dở kỳ nghỉ phép. Lúc nào cũng
vội vội vàng vàng. Lấy nhau hơn chục
năm rồi, họ vẫn chưa có con. Đôi lần
bắt gặp cảnh Hà âu yếm mấy đứa
trẻ con hàng xóm, cảnh tượng đó làm
anh không khỏi chạnh lòng. Anh biết, xa chồng
đằng đẵng, sống thui thủi một
mình nếu như có một đứa trẻ để
ôm ấp, chăm sóc, cho bú mớm chắc cuộc
sống của nàng đỡ hiu quạnh hơn.
Nhưng phần vì thời gian của anh quá ngắn
ngủi bên vợ, phần vì sức khoẻ của
Hà cũng không được tốt sau hai lần
bị xẩy thai (mà cả hai lần đó, anh lại
đều không có mặt ở nhà), nên hy vọng
có đứa con của họ càng ngày càng mong manh.
Những chuyện đó đã làm cho thân hình nàng
ngày càng hao mòn.
Trông Hà thật mảnh mai, yếu đuối
nhưng cho dù những nét ưu tư, phiền muộn
luôn hằn lên khuôn mặt xanh xao vẫn chẳng
làm bớt đi nét duyên dáng của nàng. Chị em
trong trường vẫn trêu chọc, gán cho nàng
cái danh hiệu "hoa hậu của xóm giáo
viên". Căn phòng của nàng, tuy vắng bóng chồng
nhưng chả mấy khi không có khách. Lúc thì mấy
nữ giáo viên sang ngồi tâm sự, chòng ghẹo
lẫn nhau. Lúc khác là mấy đứa học trò
đến nhờ cô giáo chỉ bảo thêm những
bài toán khó. Nhưng nhiều nhất vẫn là mấy
thầy giáo trẻ trong trường - đấy là
còn chưa kể một vài chàng kỹ sư, cán bộ
ở thị trấn huyện cũng thỉnh thoảng
tạt qua trường thăm Hà. Vốn tính sởi
lởi, thích giúp đỡ người khác nên Hà
được mọi người trong trường
rất quý mến - còn mấy đứa trẻ hàng
xóm thì khỏi phải nói. Chúng một mực gọi
nàng là mẹ Hà. Mỗi khi tụi trẻ khóc nhè
hay không chịu ăn cơm, mẹ chúng lại phải
bế sang nhờ nàng nựng vài câu hay bón hộ mấy
thìa cơm…Có lẽ cuộc sống buồn tẻ
ở ngôi trường bán sơn địa ấy
cứ kéo dài như thế nếu không có chuyện
Hưng được phục viên sau gần 20 năm
trong quân ngũ. Anh được điều về
làm chân tổ chức trong một cơ quan nhỏ
ở thị xã và từ đó Hưng mới
nghĩ đến chuyện xin cho vợ chuyển về
gần thị xã để cuộc sống gia đình
có thể đi vào ổn định sau bao năm lận
đận.
Hưng đã cất công năm lần bẩy
lượt lên trường của Hà gặp tay hiệu
trưởng trình bầy nguyện vọng xin cho vợ
chuyển về thị xã, nhưng gã cứ lần
lữa khất anh hết học kỳ này rồi lại
sang đợt thi lớp chọn khác. Đến lúc
nản quá, Hưng mới nhớ ra anh có quen một
người bạn ở chỗ tổ chức của
Sở Giáo dục. Anh vội vã đến gặp,
nhờ anh ta viết mấy dòng cho gã hiệu trưởng,
hy vọng may ra nhờ thế lực của ông bạn
tổ chức Sở có thể gã sẽ đổi
ý, buông tha vợ anh. Thực ra lúc đầu,
Hưng cũng không hiểu tại sao gã lại nhất
quyết giữ vợ anh ở lại trường
như vậy. Nhưng cái lần sau khi có được
lá thư tay của ông bạn tổ chức, mừng
quá, bất chấp đường xa, đêm tối,
anh phóng vội xe lên chỗ vợ. Rồi những
gì chứng kiến mới giúp anh hiểu được
mọi chuyện.
Gian phòng của nàng tối om nhưng cánh cửa
lại khép hờ. Vừa đẩy cửa toan
bước vào, anh bỗng khựng lại khi thấy
có tiếng xô đẩy và giọng Hà cáu kỉnh:
"Anh có đi ra ngay khỏi nhà tôi không tôi kêu
lên bây giờ. Anh hãy để tôi tôn trọng
anh... đừng để tôi cũng phải
nghĩ không tốt về anh giống như mấy
chị trong trường đã kể với
tôi...". Rồi, một bóng đen lùi lũi
bước ra. Hưng vội né người, tránh
va phải hắn. Trong ánh đèn nhợt nhạt của
cửa sổ gian bên, anh chỉ kịp thoáng thấy
cặp râu trê và cái đầu húi cua của tay hiệu
trưởng. Anh lặng lẽ đi ra phía sân trường,
tìm một góc khuất ngồi châm thuốc hút. Sau
này, quay vào gặp Hà, anh cũng không thấy nàng
nhắc đến chuyện xẩy ra hồi tối
và về phần mình, anh cũng chẳng bao giờ
hé cho nàng biết rằng mình cũng đã biết
chuyện gã hiệu trưởng mò đến
định ép nàng. Chỉ biết rằng, sáng hôm
sau khi Hưng lên gặp gã, vừa đưa lá thư
tay, chưa kịp nói gì thì gã đã bảo với
anh đồng ý giải quyết cho Hà về xuôi.
Mọi thủ tục diễn ra thật nhanh chóng.
Chưa đầy một tháng sau nàng đã chuyển
về ngôi trường ven thị xã hiện nay .
Hai vợ chồng nhanh chóng ổn định cuộc
sống chung đầu tiên của họ sau gần
hai chục năm lấy nhau. Nhưng cũng thật
lạ, đã mấy năm trôi qua rồi mà ở
nàng chưa thấy xuất hiện triệu chứng
gì khác thường cả. Hà vẫn xanh xao, mảnh
mai như ngày nào, chỉ có khác là lại có thêm
những quầng đen phía dưới mắt. Nàng
lại trở nên càng ưu tư, ít nói hơn
trước. Thỉnh thoảng đến tối,
khi màn đêm buông xuống, nàng lại viện cớ
khó ngủ hay đau đầu mang gối ra ngủ
ở giường ngoài. ở nàng không còn thấy
vẻ hồ hởi như những ngày mới chuyển
về đây nữa, và cũng vậy cuộc sống
tình cảm của vợ chồng dường
như mất hết vẻ thi vị của những
kẻ vốn thường phải sống xa nhau.
Đã có lúc, Hưng tự nghĩ có khi vào những
năm chiến tranh cảnh sống mỗi người
một nơi lại có vẻ hợp với gia
đình anh hơn. Nhớ lại hồi đó mỗi
lần về đến gian nhà lợp lá cọ của
khu tập thể nhà trường, anh thấy thật
ấm áp, bao nỗi mệt nhọc đường
xa dường như tiêu tan hết. Lần nào cũng
vậy, Hà cố kéo anh bằng được ra bờ
giếng vào buổi tối lúc vắng người
để gội đầu cho anh, rồi âu yếm
nhìn anh đứng dội nước ào ào bên miệng
giếng. Còn đâu những giây phút thật êm
đềm bên người vợ hiền lúc nào cũng
khắc khoải trông ngóng chồng từ nơi chiến
trường xa trở về. Giờ đây, sống
cạnh nhau, tiện nghi cũng chưa phải là
nhiều nhưng cũng tạm đủ cho một
cuộc sống gia đình trong thời bình, mà sao vẫn
thấy như thiếu vắng một cái gì đó,
thật khó lý giải. Anh không muốn căn vặn
Hà nhưng trong lòng thật áy náy không yên.Nhưng
rồi có một lần, giữa đêm khuya, Hưng
bỗng tỉnh giấc vì nghe thấy tiếng khóc
tấm tức từ gian buồng ngoài. Anh lặng lẽ
bước đến chỗ vợ nằm, nghe rõ
tiếng nàng sụt sịt. Anh đã phần nào hiểu
được tâm trạng của Hà lúc đó. Hưng
khẽ khàng ngồi xuống, lấy tay vuốt mái
tóc rối bù và lau khuôn mặt đẫm nước
mắt của vợ rồi nói: "Anh nghĩ, em
không nên buồn phiền quá làm gì. Chúng mình có thể
xin một đứa trẻ về nuôi cũng
được rồi chúng mình sẽ yêu thương,
chăm sóc nó như con mình đẻ ra".
Hà chỉ im lặng, không trả lời rồi
nàng vòng tay ôm chồng thật chặt, áp khuôn mặt
vẫn còn đọng những giọt nước
mắt vào mặt anh trong tiếng khóc thổn thức
./.
Hè
2001
Viễn
Phương