Tôi được bổ nhiệm làm giám đốc công
ty may mặc đã hơn mười năm. Một doanh nghiệp nhỏ nhưng
suốt những năm tháng qua luôn ăn nên làm ra và yên ổn với
vốn, ban đầu chỉ có hơn hai chục triệu đồng. Tiền thân
của nó là xưởng may thương binh và thanh niên xung phong thời
chống Mỹ trở về. Các lớp thợ trước đã nghỉ chế
độ thì được nhận con hoặc cháu vào thay. Chính vậy
nên bây giờ chúng tôi có gần hai trăm công nhân lành nghề.
Cứ chắt bóp, dành dụm, tích góp dần nên công ty có một
khu nhà sản xuất khang trang đẹp. Còn văn phòng công ty
được đứng tách biệt vì cũng chỉ có mười hai anh chị
em nhưng vốn tài sản cố định đã lên tới gần sáu tỷ
đồng.
Gần đây, chúng tôi ngoài may hàng xuất khẩu
sang hai nước châu Âu còn được giao nhiệm vụ thiết kế
mẫu thời trang để chuẩn bị đị dự hội chợ khu vực.
Tôi suốt ngày túi bụi vì bao nhiêu công việc và cả cái
đám khách đến chào hàng. Thôi thì đủ thứ lụa là gấm
vóc, đủ thứ mẫu mốt với hàng trăm kiểu dáng kín đáo,
truyền thống và cũng không ít mẫu hở hang. Nhiều đêm tỉnh
giấc, tôi tự thấy lái xe tận cùng trong đám thanh niên mở
đường Trường Sơn, lang bạt kỳ hồ mãi để sống sót
trở về ngồi vào ghế giám đốc sống sót trở về ngồi
vào ghế giám đốc một công ty là oai lắm rồi. Oai và
nhiều lúc tôi thấy mình hình như đang được mọi người
yêu mến. Văn phòng công ty có mười hai anh chị em nhưng có
đến bảy người phụ nữ. Tôi luôn nghĩ phải giữ làm
sao cho thuận hoà với tất cả mọi người. Bảy chị em
ở đây ai cũng duyên dáng, xinh đẹp và lịch lãm. Có điều
tôi cứ ngờ ngợ là tất cả trong số họ ai cũng chú ý
và quan tâm đến riêng tôi. Chính điều này đã an ủi và
nâng vực tôi vững vàng trong kinh doanh, tế nhị trong xử
xự và bình tĩnh trước bao gian khó của đời thường.
Cách đây vài năm, cô Tuyết xinh đẹp đã
xuất hiên làm mọi việc đảo lộn. Tuyết là con một
ông giáo, cô đã xấp xỉ tuổi ba mươi nhưng vẫn chưa lập
gia đình. Tuyết là thợ may ở công ty khác được một
người ban thân của tôi giới thiệu xin chuyển qua công ty
tôi. Ngay buổi đầu gặp Tuyết, trong tôi đã có một cảm
giác khang khác. Nó như là xao động, là lâng lâng, là gì
gì đi nữa thì quả thật tôi không rõ. Cảm giác lạ ngay
từ buổi gặp đầu tiên ấy như có ma lực níu kéo nên
tôi đã quyết định để Tuyết làm văn thư và giao dịch
tại văn phòng. Cũng phải nói rằng, Tuyết là một cô
gái xinh đẹp và rất ý tứ. Từng lời Tuyết nói ra tôi
ngỡ như Tuyết đọc được mọi ý nghĩ thầm kín của
tôi. Tuyết ở lại gian nhà tầng một ngay trong văn phòng
công ty nên nhiều hôm đi công tác về gặp bữa tôi vẫn
ăn cơm chung với cô. Từ khi Tuyết xuất hiện, tôi thấy
mình như trẻ ra, yêu công việc hơn, yêu mến và đằm thắm
với mọi người hơn. Tôi bắt đầu tự chăm cho mình hơn
trong sinh hoạt, trong cách ăn mặc. Tôi nói với mọi người
trong cơ quan hình như cũng ngọt ngào hơn.
Tôi có một bà vợ là thanh niên xung phong
mở đường trở về, ốm đau luôn nên sinh khó tính, việc
có Tuyết bên cạnh tôi không vui sao được. Và không biết
từ lúc nào, trong từng giấc ngủ, trong công việc bận
bã hàng ngày lúc nào tôi cũng vó hình bóng Tuyết. Tôi
luôn nghĩ, Tuyết là một mẫu hình phụ nữ mà trời đất
đã ban phát cho tôi làm bạn tâm tình. Một người đàn
bà đẹp, nết na và rất đúng mực. Tuyết đã yêu ai chắc
là thuỷ chung lắm.
Rồi đến một hôm, cơ quan rất vắng, Tuyết
lên phòng tôi dọn dẹp, cô đi sát chỗ tôi đang ngồi và
không biết vô tình hay cố ý ngực cô đã chạm nhẹ vào
vai tôi. Không kìm được, tôi đã nắm chặt tay em và miệng
lắp bắp gọi Tuyết… Tuyết ơi!
Tuyết vẫn đứng yên kệ cho tay tôi nắm
chức vào cổ tay nõn nà, nóng rần rật của cô. Nhưng
ngay lúc ấy, thay vào một nụ cười như tôi tưởng là gương
mặt là đôi mắt lạnh lùng của Tuyết nhìn tôi với giọng
nói rất nghiêm:
- Anh buông tay ra. Anh nhầm rồi, em không phải
là loại đàn bà buông thả đâu.
Đến một sáng chủ nhật tôi có ý định
là tự lái lấy xe đến thăm một người bạn cũ ở huyện.
Ba giờ sáng đi lững thững từ nhà đến công ty, tôi khẽ
mở cổng tới mức ông bảo vệ cũng không biết. Đi vòng
qua sân, tôi đến cửa phòng Tuyết gõ cửa rất lâu thì
Tuyết bước ra trong bộ váy ngắn, em hỏi:
-Ai đấy?
-Anh đấy mà, em đóng hộ anh một cái dấu
vào văn bản hợp đồng. Anh có việc phải đi bây giờ-
chuyện này trong lúc lúng túng tôi đã phịa ra để nói.
Tuyết mở cửa bước ra sân nhưng khép
ngay cửa lại. Ngỡ tôi cần đóng dấu vào văn bản thật
nên cô bược vội lên văn phòng. Tuyết vừa đi được một
đoạn tự nhiên tôi kéo cửa phòng tối om của cô và giật
mình vì nhận ra có một chiếc xe máy lạ. Tôi bước vào
trong thì nghe tiếng người ngáy rất to. Tiện tay tôi bật
công tắn điện. Chao ôi! Một gã đàn ông không rõ già
hay trẻ nhưng râu ria xồm xoàm, mặt vuông như cái hộp đựng
cốc chén Bát Tràng đang trần truồng nằm sóng sượt trên
chiếc giường trải ga trắng muốt của Tuyết. Chiếc ga
đắt tiền này tôi vừa mua ở siêu thị về để tặng
em. Đất trời như sụp đổ tất cả. Và từ lúc điệm bật
sáng, Tuyết đã chạy vào đứng sau tôi. Cô đứng như một
khúc gỗ đã chôn chặt xuống nền nhà. Trong vô cùng yêu
lặng và rùng rợn giữa đêm vắng, miệng tôi đã rít
lên:
-Tôi nhầm thật.
Đúng là tôi đã nhầm thật. Ở cái tuổi
tôi, có bao phụ nữ đến gần vì nhiều lẽ khác nhau.
Yêu đương qua mất rồi. Hết lâu rồi. Tôi nhầm vì cứ
nghĩ là em thánh thiện lắm. Chính vì ý nghĩ ấu nên tôi
đã mê muội, tôn cô thành thần tượng. Và từ lúc nào
tôi đã thành trò cười cho anh chị em trong cơ quan mà tôi
không hề biết. Tôi cứ gục mặt kệ cho nước mắt trào
ra để trôi trong bao day dứt, đau buồn. Tất cả sụp đổ
tất cả đã hết. Tôi gục mặt xuống cạnh chiếc bàn gỗ
như sợ cái mặt bàn cũng đánh lừa tôi, cũng sắp bỏ tôi.
Rồi mọi chuyện cứ như bát nước nguội
dần, không mấy ai nhắc đến Tuyết. Tôi thì bản chất
là một thằng lính, cứ chúi đầu vào công việc kinh
doanh. Công ty của chúng tôi ngày một nhiều bạn hàng,
đơn đặt hàng nhiều hơn nhưng tôi biết điểm dừng nên
không có gì phức tạp. Mọi người như gần lại với tôi
hơn.
Đến một hôm đi công ác về, tôi tằm giặt
xong thì vứt bộ quần áo lót và cái khăn ngoài chậu nước
ở cạnh bể nước. Hàng ngày cô gái trong văn phòng vẫn
ra bể để lấy nước nấu goặc rửa tay chân. Lại một
công việc kinh doanh ập đến đột xuất. Tôi phải ra Quảng
Ninh suốt cả tuần mới quay về. Chính cái buổi trưa quay
về công ty tôi mới nhận ra tất cả. Hôm đi vì quá vội,
bộ quần áo lót vỏ lại vẫn troi lềnh phềnh trong chậu.
Tôi vội bê chậu quấn áo giấu ngay vào phòng và không
dám nhìn vào nó. Hoá ra từ những nụ cười ngọt lịm, từ
những cái nhìn có vẻ thiết tha, từ những cái nhìn có vẻ
thiết tha, từ những tiếng gọi to nhỏ nhọt ngào đều là
những mục đích riêng. Rồi gộp cả chuyện Tuyết nữa,
tôi mới vỡ nhẽ tất cả hết rồi. Tôi tự bảo mình:
"Sao mày ngu lâu thế, cái thời đến với nhau bằng tình
hết từ lâu lắm rồi. Con người với con người bây giờ
cũng đã khác. Sao mày cứ ảo tưởng sẽ có một người
đàn bà bay giờ yêu mày thật lòng… Tỉnh lại đi thì
còn kịp"
Nghĩ tới đó, tôi không dám nhìn vào chậu
áo quần mà đẩy cửa nhìn ra phương trời chiều ở phía
Tây Nam. Nơi đó là những cánh rừng đại ngàn. Nơi có những
dòng suối trong suối mà tôi đã từng tắm mát suốt thời
trai trẻ trong cuộc chiến tranh khốc liệt để mở đường
Trường Sơn. Nơi đó, ngàn vạn cô gái thanh niên xung phong
sống thật lòng, yêu thật lòng và cuộc đời tôi đời
nhất chỉ là những năm tháng ấy.
Tôi lại gục mặt xuống bàn nhớ về
chân trời phương Nam kia. Ba mươi hai năm rồi, vậy mà chưa
phút giây nào tôi nguôi ngoai những kỷ niệm xưa cũ.
Cái năm Nhâm Tý ấy tôi lái xi tải ở Tổng
đội thanh niêm xung phong mở đường Trường Sơn. Cái xe
Gát 59 ấy, một lần chất đầy xe lơn sống chở từ Nghệ
An vào. Xe đang chạy băng băng trên một đoạn đường bằng
phẳng thì tự dưng mất lái. Cái ốc hãm vô lăng vành
lái ấy bật ra. Tôi nhấc bổng vành vô lăng lên và xe cứ
thế lao xuống ruộng. Cũng may mà ruộng phẳng, xe chỉ đổ
nghiêng làm bầy lợn chẹt nhau, chỉ chết có sáu con.
Tôi nhận kỷ lụât vì thiếu trách nhiệm,
không kiểm tra xe trước khi đi nên cấp trên cắt tay lái
chuyển về đại đội mười hai mở đoạn đường ở ngã
ba Lúng Túng.
Mùa hè năm 1972 nóng qua, cánh thanh niên trẻ
chúng tôi sau một ngày vật lộn với đất đá, bom đạn,
chiều nào cũng ùa nhau xuống suối tắm. Đơn vị có hơn
một trăm con người nhưng có tới tám mươi cô gái mà chưa
mấy ai qua tuổi hai mươi. Nhưng về sau cứ rượt nhau, bọn
con gái cũng ùa lên đầu ngọn suối chứ không chịu tắm
cuối nguồn. Rượt đuổi nhau trên suối tranh nơi tắm. Khốn
vì cánh con trai chỉ không đầy hai chục đứa, mà con trai
là một lũ còm nhom không vào lính chiến được mới bị
đẩy về mở đường.
Trong số hai chục con trai, tôi là người có
giá nhất vì cao to, đẹp trai và trắng trẻo. Tôi còn một
lợi thế nữa là từ một lái xe hậu cần tuyến trên rơi
về cái đơn vị tóc dài này. Bởi thế cứ mỗi chiều tắm
xong, không em nọ thì em kia đứng chờ giặt quần áo cho
tôi. Có em đứng suốt mấy chiều cũng không được giặt
lần nào, chỉ còn cách về lán gục đâu vào cài rương gỗ
mà khóc. Nhưng sự ghen tỵ trong đám con gái trẻ ngày một
nặng nề. Hôm nay tắm cô này được phần quần áo đi giặt.
Ngày mai lại đến một em khác tranh giặt. Thế nên nhiều
hôm không còn quần ào lót để thay. Đến chỗ cô này
thì chỉ được nghe câu hờn dỗi: "Sang cô Mai, cô
Nga, cô Thuỷ… mà lấy, ở đây chưa khô".
Rồi một trận sốt rét rừng ập đến vật
tôi quỵ ngã. Chiều đi đục mìn nổ đá làm cầu tạm về
tắm xong chưa kịp cơm nước gì thì cơn sốt sập đến.
Sốt và nóng cứ như gan ruột đang cháy lèo xèo trong đó.
Tôi vật vã suốt mãi tận khuya, hàng chục cô gái vẫn
vây quanh giường tôi nằm. Y tá đơn vị thì đưa mấy viên
thuốc gì vàng khè uống vào đắng nghét. Mãi tận khuya cơn
sốt hạ dần và tôi ngủ thiếp đi, đến khi dậy thì
lán vắng ngắt. Rừng im ắng chỉ còn tiếng suối rầu rĩ
cầm canh. Thỉnh thoảng một tiếng chim lạc mẹ thả vào
đêm não ruột, thảng thốt. Tôi nằm mơ màng nhớ từng gương
mặt tươi trẻ của bao cô gái quanh tôi. Họ tốt quá và
vô tư quá. Bữa cơm chiều nào họ cũng mang những rá rau
dớn, rau tàu bay luộc nhừ nhưng xanh mướt lại cho tôi.
Đào được một củ măng giang đang nằm sâu dưới đất
họ cũng để dành. Mấy cô phục vụ ở nhà ăn lại thường
giấu những cục mỳ luộc, tùm vào đầu giường tôi mỗi
tối. Chao ôi! Đó có lẽ là những ngày tháng hạnh phúc
nhất. Nhưng chiến tranh, ngày nào cũng có những cô gái
non trẻ ngã xuống khi nối lại một đoạn đường, lấp
một hố bom còn nghi ngút khói cho đoàn xe vượt vào Nam.
Nhớ Hải hôm bị bom lia đứt cả hai chân, băng bó xong, Hải
đưa tay quàng vào cổ tôi, miệng chỉ lắp bắp: "Em
khát lắm! Anh cho em một ngụm nước". Khi tôi xuống
suối lấy được nước chạy lên thì Hải không còn uống
được giọt nào nữa…
Sao khát quá. Tôi mơ màng nhớ dưới góc bếp
có một cái chum sành, thường ngày các cô cấp dưỡng vẫn
đổ cơm thừa, xương lợn, xương bò vào để nuôi mẻ.
Tôi bò dậy, khẽ rón rén men theo vách nứa
xuống bếp. Khi chạm vào chum, tôi dùng cái bát sắt to
bên cạnh vục được một bát đầy nước mẻ. Tôi uống
một hơi cạn ngay bát nước chua khắm và tự nhiên thấy
khoẻ khoắn, thanh thản như là không hề đau ốm hay sốt
rét gì cả.
Tôi tựa lưng, ngả đầu vào chum sành đựng
mẻ, duỗi thẳng hai chân bỗng thấy mình sung sướng quá.
Khổ vì mấy con bọ trong chum mẻ chưa kịp vào miệng cứ
bò lóp ngót trên môi, trên cằm làm tôi khó chịu. Tôi
đưa bàn tay run run lên thì cô Mai trực ban, không thầy
tôi nên đi tìm. Mai xuống bếp bắt được tôi và nhìn thấy
cái bát đựng mẻ để cạnh, Mai như hiểu tất cả. Cô
oà khóc rồi bảo:
-Anh uống cái thứ nước quái quỷ này
thì chết mất…
Trong lúc Mai dìu tôi về lán, tôi đã buột
miệng bảo:
-Sốt thế này, giá ở quê được ăn một
bát cá dấm nấu mẻ thì sướng quá.
Trưa hôm sau lại vào ngày chủ nhật, trong
bát cơn Mai bưng lên cho tôi, có một món cá nấu dấm mẻ.
Tôi ăn bát dấm cá mương nấu thật nhiều mẻ và quả sấu
rừng thấy ngon quá và mãn nguyện vô cùng. Suốt mấy chục
năm trời, không thể nào quên được bát dấm cá ở Trường
Sơn mà Mai nấu.
Nhưng chỉ hai ngày sau, Mai hy sinh vì một mảnh
bom khi nối đoạn đèo Đá Đẽo. Thuý vừa khóc vừa la:
-Mai ơi!, Mày khống sống mà đem vải đi
đổi cá mương nấu dấm cho anh Kiều ăn. Hôm ấy mày đi
từ mờ sáng vào bản Nà Thuông, đổi hai mét vải phin
đen để lấy bốn con cá mương mà. Anh Kiều bảo rằng đó
là bát dấm cá ngon nhất ở trên thế gian. Sao mày không sống
mà nấu dấm cá cho anh ấy ăn…
Chiến tranh vẫn khốc liệt. Vào giữa năm
1972, Mỹ tăng cường đưa máy bay B.52 rải thảm suốt dọc
đường. Đơn vị thanh viên xung phong của chúng tôi ngày một
hao mòn về người và sức lực. Đói khát và mất bữa
triền miên vì đường tắc. Con người hầu như thương yêu
nhau hơn vì họ chỉ tình ngày giờ được ở bên nhau. Giữa
lúc đang tràn ngập trong tình yêu đồng đội thì tôi được
thủ trưởng cấp trên gọi lên và bảo:
-Câu Nam hy sinh rồi. Vân Nam chỉ huy quyết
định cậu trở lại đội xe vận tải. Câu thu xếp đi lên
Tổng đội hôm nay để nhận xe.
Nghe vậy, tôi ngớ người và nói ngay:
-Thưa thủ trưởng! Em xin ở lại đơn vị
lâu dài thôi ạ! Em xin không đi lái xe nữa.
-Cậu sợ chết chứ gì? Thanh niên khoẻ mạnh
như câu mà hèn thế. Sợ chết rồi phải không?
Tôi lên Tổng đội nhưng vẫn nhận lại cái
Gát 59 cũ tôi từng khốn khổ vì nó. Công việc là vận
chuyển lương thực, thực phẩm và đồ dùng từ tổng
khoa học Binh trạm tiền phương đến tận các đơn vị
thanh niên xung phong trong toàn Tổng đội. Tôi lại bắt đầu
với công việc, với tay lái. Lại vượt qua vách ngầm nước
xoáy, vượt bao chặng đường còn bom chưa phá. Những
ngày trở lại cầm tay lái tôi nhớ đơn vị cũ, thèm nghe
một tiếng cười của các cô gái trẻ làm đường đến
vô cùng.
Mỗi lần được lệnh chở hàng về đơn
vị, tôi như người đước trở về với chính nơi mẹ đẻ
ra mình. Nhưng các lần ấy, tôi đều nhận rõ sự buồn
khổ của các cô gái từng ở bên tôi. Cô nào cũng thơ thẩn
nói nhỏ nhờ tôi mua cho một ít vải màn. Lần nào tôi cũng
nhận lời nhưng biết mua ở đâu ra. Vải màn. Hai cái chữ
đơn giản ấy cứ thành một giấc mơ trong tôi. Một giấc
mơ vải màn nhưng buồn quá. Rừng thì mênh mông và cháy
trụi. Xe chạy suốt cả ngày cũng chỉ gặp lính và những
cô gái thanh niên xung phong gầy, đen, lam lũ với đất đá
và bom đạn.
Nhiều hôm nghĩ đến chuyện vải màn, nước
mắt tôi cứ trào ra. Mua vải màn ở đâu? Mà có tìm mua
được thì lạicàng phức tạp thêm. Được em này mất em
kia, chỉ tổ ghen với nhau, giận hờn nhau thì con khổ hơn
là không có.
… Tôi đang đắm chìm trong giấc mơ vải
màn. Trong bao chuyện xưa cũ thì tiền gõ cửa và tiếng
nói cười của đàn bà như vực tôi về với thực tại.
Ba cô gái trong cơ quan ôm vác vào bao nhiêu
là vải với đủ màu sắc sặc sỡ. Một cô nói to:
-Báo cáo giám đốc! Các loại vải may mốt
thời trang đi dự hội chợ đã chuyển về rồi ạ! Xin
giám đốc duyệt mẫu cho chúng em triển khai ạ.
Họ vừa bày la liệt những lụa là gấm
vóc ra cái bàn lớn thì tự dưng tôi như một thằng điên.
Tôi hét lên:
-Các cô lấy vải màn này ở đâu? Loại vải
màn này thì thẩm thấu sao được. Tôi cần vải màn trắng
hiểu chưa?
Nghe tôi nói, có lẽ các cô gái trong công
ty tưởng giám đốc bị tâm thần. Họ cứ lùi dần, lùi
dần, khi ra khỏi cửa thì họ chạy tán loạn. Nhưng tĩnh
tâm hơn, tội chạy vội ta đóng sầm cửa, chốt khoá
phía trong thật chặt rồi quay lại gục mặt vào đống lụa
là gấm vóc.
Toàn thân tôi rung lên trong tê dại…
Có ai hiểu cho tôi rằng cuối mùa thu năm
1972 trên đèo Cù Lần, một biến cố làm đảo lộn cuộc
đời tôi.
Chiều ấy, tôi lái chiếc xe đến binh trạm
nhận hàng, vừa tới cổng thì vị Thiếu tướng binh trạm
trưởng nhảy phốc lên, giật cửa xe và túm cổ áo lôi
tôi xuống. Ông ta hét:
-Còn một giờ nữa thì đoàn công tác đặc
biệt của Trung ường đi qua đây để vào tuyến. Tôi gọi
viện trợ nhưng trong kia bị nặng quá tan tác qúa, hy sinh
nhiều quá. Binh trạm không còn ai cả. Cậu có dám hy sinh
cho xe đi trước dọn đường bom nổ chậm để bảo vệ
đoàn công tác đặc biệt vượt qua tuyến an toàn không?
Tôi ngỡ ngàng nói:
-Thưa thủ trưởng, sao thủ trưởng lai bảo
em có dám. Nhiệm vụ lái xe của chúng em là địch đánh
ta cứ đi ạ!
-Tốt lắm, cậu có yêu cầu cái gì bây giờ
không?
-Cần gì ạ! À có! Thủ trưởng cho em một
điếu thuốc lá.
-Ngỡ chuyện gì. Bao nhiêu cũng có.
Tôi lại thủng thẳng nói:
-Thủ trưởng cho em hai chiếc thừng, hai cái
xẻng. Em buộc thừng vào xẻng rội buộc vào hai bên xe để
kéo lết. Nếu có bom gặp sắt thép chạm vào thì nó nổ,
em và xe xuống suối. Còn nếu bom không có thì khi xe em đi
qua tuyến nửa cây số này, em chạy bộ quay lại đưa đoàn
xe qua. Cứ bám lên đúng cái vết xe tải của em mà đi là
an toàn nhất.
Cái chiều ấy, chiếc Gát 59 của tôi kéo
xủng xoảng hai cái xẻng công binh phía sau vượt qua bãi
bom nhưng không có chuyện gì xảy ra. Đoàn xe công tác đặc
biệt cũng đến ngay lúc xe tôi vừa qua, và đoàn đã qua
bãi bom an toàn để và tuyến trong.
Đoàn công tác vừa qua, vị Thiếu tướng
níu cổ áo tôi lôi vào Binh trạm và bảo:
-Đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ. Đồng chí cừ lắm, anh hùng lắm. Bây giờ đồng chí
cần cái gì thì nói.
Tôi hơi ngỡ ngàng nên hỏi lại:
-Dạ! Thủ trưởng bảo em cần cái gì ạ!
Ông nói rất to:
-Ví như đề nghị thưởng huân chương chiến
công hạng nhất cho cậu chẳng hạn…
-Thủ trưởng đùa em chứ ạ! Em nhân huân
chương làm gì. Cài thằng lái xe lếu láo, tầm phào như
em, thủ trưởng có cho huân chương thì sau này về quê cũng
không ai tin đâu.
-Hay tôi đề bạt cậu làm tiểu đội trưởng
đội xe đặc biệt.
-Dạ không! Thế thì dễ chết quá. Mà em
chỉ muốn sống về với đơn vị thanh niên xung phong của
em thôi. Em chào thủ trưởng.
-Đứng lại! -Binh trạm trưởng hét lên.
-Tặng cậu mấy bộ quần áo mới?
-Dạ, em không lấy làm gì. Em đang còn hai
bộ kia.
-Cậu không cần cái gì thật à?
-Có! Em cần một thứ nhưng sợ thủ trưởng
cười.
-Cứ nói! Cái gì có ở Binh trạm mình cấp
ngay.
-Dạ! Dạ. Nếu được thủ trưởng cho hẳn
em một ô tô vải màn…
-Tưởng cái gì. Cậu cầm lệnh vào kho mà
nhận. Chở được bao nhiêu thì tuỳ.
Xe chạy thâu sang mãi gần trưa hôm sau thì
về đến chân đèo Cù Lần, nơi đơn vi thanh niên xung
phong của chúng tôi đã sống những tháng ngày ngập tràn
yêu thương, hạnh phúc. Tôi mường tượng ra gương mặt
tươi rói mừng rỡ của từng cô gái khi tự tay được nhận
vải màn.
Nhưng chao ôi! Khi về đến chân đèo thì
tôi đã hiểu ra tất cả. Những trận bom B.52 của Mỹ dội
xuống đã san bằng toàn bộ khu doanh trại. Tôi giật phanh
tay chiếc xe, nhảy phốc xuống chạy như điên loạn dọc
cánh rừng nơi đơn vị đóng quân. Đơn vị bộ đội nào
chiều qua đã được điều động đến chôn cất toàn bộ
anh chị em trong đơn vị. Tôi chạy dọc những ngôi mộ đắp
đất đỏ lại còn chất đá mồ côi. Tôi chạy lại xe
vác cuốc, vác một vác vải màn trắng. Tôi hét điên loạn:
Hoà ơi! Thuỷ ơi! Choà ơi! Tuy ơi!… Các em ơi! Anh chở vải
màn về cho các em đấy. Các em ở đâu ? Đến mà lĩnh vải
màn. Trả lời tôi chỉ có tiếng bom gầm gào từ phía xa
vọng lại.
La hét mãi, tôi quỵ xuống từng ngôi mộ,
dùng vải màn trắng nặng nề tấp lên làm trắng cả một
vùng rừng.
Kiều Vượng