Ông Thứ

Ông Thứ nghiêng chai, chén lại đầy phè rượu.

Thơm lừng.

Với ông, rượu vào người như nước lã đổ vào thùng thủng đáy. Ngày nào cũng như ngày nào, loại nước men ba mươi chín độ ấy chảy qua cổ họng chí ít cũng ngon ngót vài lít. Dân vùng này nói cái dạ dày ông hình như đã là thứ thép đặc biệt không một thứ hóa chất nào có thể ăn mòn được. Vậy cho nên, rượu đã trở thành không khí và nước uống, thiếu nó, dù chỉ vài giờ, ông cảm thấy chân tay rệu rạo, tinh thần uể oải và không thiết nói cười gì nữa. Những tháng gần đây, khi đội tàu của ông đi ít nghỉ nhiều, dầu cạn lưới khô, ông lại thấy cuộc sống chẳng còn nghĩa lý gì ngoài rượu. Biết vậy, tôi vẫn lấy chuyện làm vui:

- Thưa bác, đội tàu nhà ta vẫn khấm kha chứ ạ.

- Khấm mới chả khá, một ngày ra khơi, mười ngày ở nhà, be bét lắm.

Nói đến tàu đánh bắt xa bờ, ông Thứ đúng là người có tật giật mình. Không biết có phải vì cái số, cái số lận đận về già, hay do chính thứ men chết người kia đã làm ông nghĩ nông suy cạn mà những ngày cá tấn tôm tạ ùn ùn chở về nhưng nợ vay ngân hàng cứ để đó đã, rượu thì lúc nào cũng đầy vò. Rủng rỉnh, ông tậu ngay chiếc xe máy Dream, thỉnh thoảng lại rúc còi lên huyện, về xã.

Ông già mân mê những sợi râu mềm trắng và ngắn, lảng chuyện:

- Kìa, uống đi chứ. Không mấy khi anh về thăm nhà, thấy anh tiến bộ là mừng, mừng lắm. Anh thông cảm cho, tôi muốn nhờ anh một việc, biết có nên nói lúc này không đây?

- Sao bác nói vậy. Có đến hai mươi mùa cá mu áp lộng, cháu mới có dịp đến thăm gia đình bác. Nào, bác nói xem nào, có gì mà ngại.

- Ngại thì không, vì dù sao suýt nữa anh là con rể của nhà này. Nhưng mà, cũng khó nói, anh ạ.

Tôi chưa biết ông Thứ muốn gì. Bà Thứ nhặt rau trong bếp thì đã hiểu rất rõ ý tứ của chồng. Mặt bà buồn rượi, lòng dạ tơi bời. Có không dưới hai lần, cùng nội dung ấy, ông đã hé mở với bà để gọi là thuận vợ thuận chồng rồi. Những lần như vậy, bà lặng im để giọt nước mắt còn lại của tuổi già uể oải bò trên má. Ông Thứ lúc đó cũng chẳng vui vẻ gì. Ông đứng lên, bước ra vườn. Ngôi nhà trước mặt bây giờ nó lạ quá. Hình như nó muốn nói với gia chủ điều gì đó và chính ông, chỉ ông thôi, cũng đọc được tiếng nói ấy. Ông bước lại, sát kề, sờ sờ vào bức tường. Chao, lần đầu trong đời, dưới làn da tay sần sùi như lớp vỏ khô, ông nhận thấy nó mới nhẵn làm sao, mát làm sao. Thế rồi, suốt đêm hôm ấy khó chợp mắt, trong ánh trăng già lạnh lẽo, ông cứ tha thẩn trong vườn trước sân, ngắm nghía ngôi nhà như ngắm một vật báu đã có được trong mơ. Lại nhớ đến thuở hàn vi, cái thuở gạo chợ nước sông, cả gia đình chui rúc trong mui con thuyền gầy guộc chòng chành đến cả tên xóm tên làng cũng chẳng có…

***

Những suy cảm chơi vơi vẫn không chịu buông tha ông ra và ngày càng sâu lắng hơn. Vậy cho nên, nói là nói vậy, chứ nghĩ đến chuyện bán nhà ông nào có sung sướng gì. Còn cô Hai, con gái ông, đang vá lưới phòng bên, lại lo sợ ông bố nói những điều không nên nói. Thực ra, tôi mượn cớ đến thăm ông bà, nhưng chỉ muốn được gặp lại Hai để nói hết nỗi lòng mình. Chẳng hiểu có phải vì tôi, mà mãi đến bây giờ Hai vẫn chưa đi lấy chồng. Con gái thế đấy, có thì có lứa, ngồi chờ đứng đợi bóng bổ qua đầu lúc nào chẳng hay. Ngẫm lại, tôi tự thấy mình chẳng có lỗi lầm trong chuyện duyên số muộn mằn của cô. Bởi lẽ, lúc mang túi ra đi, tôi nói với cô rồi. Nào có đoạn tình bội ước. Lúc đó, tôi biết mình đã đi thì chưa biết ngày quay lại nên bảo Hai đừng đợi đừng chờ. Mà chuyện tình hai đứa cũng chỉ mới dừng lại ở cái cầm tay. Bây giờ, ở tuổi ngoài năm mươi, cười ít nghĩ nhiều, Hai biết phải gối lẻ giường đơn cho hết một đời. Thực tình, tôi nào êm ả gì hơn. Điều đó Hai đã biết, thậm chí còn biết rõ vợ tôi ra đi bởi một ca mổ không đáng xảy ra như vậy ở bệnh viện Việt Đức.

Tôi lại lễ phép hỏi ông Thứ.

- Đội tàu của bác sao neo mãi trong bờ như vậy?. Không xa thì gần bờ, chẳng nhẽ cứ đậu tàu để chịu khấu hao.

- Không những gần mà tôi đã cào lưới ngay bên mép sóng, tranh con đù con tép với thằng cất vó. Chẳng ăn nhằm chi.

Lời vừa dứt, ông lại đưa chén lên mồm. Sau tiếng khà, ông tiếp:

- Cái máy lạnh của tôi trục trặc quá, anh ạ. Đi khơi có ăn đấy, nhưng con cá không ướp không để được lâu.

- Tháo ra, bác ạ. Tháo rồi cho xe chở lên Hà Nội. Thợ Hà Nội mới là thợ sành.

- Tiền, không tiền thì đừng nói Hà Nội mà gọi thợ huyện cũng chịu. Tôi đang tính bán cái nhà này để mua chiếc máy lạnh đây. Sống, phải nắm lấy mạng sống cái đã.

Ông Thứ nói bằng tâm trạng cụt lối với một gương mặt cháy nắng buồn hẳn.

Lại nghiêng chai. Ở ông, một con người say dài, say triền miên, say trong tỉnh, tỉnh trong say, nhất là những ngày này, những ngày biển lặng gió đừng mà thuyền phơi mũi thế này. Quả thật, tôi không ngờ ông lại đánh mất chính mình nhanh đến vậy. Ngôi nhà nữa, gần hết một đời mới có chỗ chui ra chui vào để làm đích thực một con người, ông lại có thể nghĩ đến chưyện bán nó đi. Hẳn rằng, đây chính là câu chuyện ông muốn hỏi tôi chăng?

***

Gương mặt teo tóp với đôi má nhọn như hai cái mỏ vốn đã buồn, giờ nghe ông chồng nhắc đến chuyện bán nhà, bà Thứ lòng dạ như chấu cắn. Cuộc đời bà là cả những chuỗi ngày lầm lụi, những chuỗi ngày chưa bao giờ có được nụ cười thanh thản. Duy một lần, chỉ một mà thôi, gương mặt bà tươi tắn hẳn lên. Ấy là sau ngày ngôi nhà mái bằng cao ráo được ông Thứ bạo tay dùng tiền vay ngân hàng để mua sắm đội tàu đánh cá xa bờ dựng lên. Dù vậy, bà vẫn băn khoăn, ở thì cứ ở, việc vay mượn cháo húp quanh, nợ trả dần, lo cũng chẳng được. Trong thâm tâm, bà còn có một ý khác nữa. Bốn mặt con, hai hy sinh trong chiến tranh chống Mỹ, một đi lấy chồng. Riêng con Hai, bà đã bắn tin, ai thương yêu nó thì nhà đấy, thuyền lưới đấy, vợ chồng về đây an cư mà lạc nghiệp.

Tôi lại tò mò hỏi ông Thứ:

- Máy lạnh, đúng, đánh bắt xa bờ không có nó không được. Vậy bán nhà thì gia đình ở đâu?

- Đấy đấy, vấn đề là ở chỗ đấy đấy. Nhưng tôi đã tính kỹ rồi, nhà lợp rạ cũng có cái hay của nó, mát, anh ạ. Chỉ sợ con Hai không thuận bụng. Thế cho nên tôi mới nhờ anh...

Ông Thứ kịp ngừng lời trên môi và lại nghiêng chai rót rượu.

- Chắc bác muốn hỏi cháu về việc bán nhà?

- Không không, việc bán nhà cũng là chuyện lớn, nhưng gia đình tôi sẽ tự sắp xếp. Tôi muốn nhờ anh một việc quan trọng hơn thế. Số là thế này...

- Bố!

Tiếng cô Hai từ phòng bên vang to cắt ngang lời ông Thứ. Cô bỏ chiếc ghim xuống, úp mặt lên đống lưới, nước mắt tràn mi.

***

Bà Thứ ngoảnh nhìn con gái, lòng dạ tơi bời. Tiếng bà rầu rĩ:

- Thôi con ạ, âu cũng lâ cái duyên cái số cả thôi.

Dù thầm thào, dù chỉ như những tiếng lòng, lời lẽ bà Thứ cũng trút gọn vào tai ông chồng. Giây lát, gương mặt phừng phừng rượu của ông Thứ biến sắc. Tiếng ông nhỏ hẳn:

- Chuyện đàn bà, anh ạ, chuyện đàn bà anh để tai làm gì.

- Vâng, giới phụ nữ thường hay xuất hiện những cơn xúc động không cầm được. Có lẽ Hai không muốn để bác bán nhà đấy thôi.

- Nó nghĩ thế cũng phải. Nhưng cùng bất đắc dĩ thôi, chứ tâm tư tôi khác chi nó. Chỉ có điều ngôi nhà trên cát này chẳng bán được mấy tiền. Thế cho nên, nhân anh về đây, tôi muốn anh…

- Bố?

Mang nguyên hai dòng nước mắt lã chã trên đôi má một thời con gái chưa mấy phôi pha, cô Hai vồi vội bước ra, nhẹ nhàng nhưng không giấu được vẻ bực tức.

- Bố định vay tiền anh Nam ư? Bố tính thế nào rồi, sao không bàn tính với mẹ con con. Mua một chiếc máy lạnh hết bao nhiêu, bố nói xem nào.

Ông Thứ ngạc nhiên trước thái độ mạnh mẽ của con gái mà xưa nay chưa một lần nó dám ngang nhiên trước ông như vậy. Vừa cùng bất đắc dĩ thôi, chứ tâm tư tôi khác chi nó. Chỉ có điều ngôi nhà trên cát này chẳng bán được mấy tiền. Thế cho nên, nhân anh về đây, tôi muốn anh…

- Bố?

Mang nguyên hai dòng nước mắt lã chã trên đôi má một thời con gái chưa mấy phôi pha, cô Hai vồi vội bước ra, nhẹ nhàng nhưng không giấu được vẻ bực tức.

- Bố định vay tiền anh Nam ư? Bố tính thế nào rồi, sao không bàn tính với mẹ con con. Mua một chiếc máy lạnh hết bao nhiêu, bố nói xem nào.

Ông Thứ ngạc nhiên trước thái độ mạnh mẽ của con gái mà xưa nay chưa một lần nó dám ngang nhiên trước ông như vậy. Vừa cùng bất đắc dĩ thôi, chứ tâm tư tôi khác chi nó. Chỉ có điều ngôi nhà trên cát này chẳng bán được mấy tiền. Thế cho nên, nhân anh về đây, tôi muốn anh…

- Bố?

Mang nguyên hai dòng nước mắt lã chã trên đôi má một thời con gái chưa mấy phôi pha, cô Hai vồi vội bước ra, nhẹ nhàng nhưng không giấu được vẻ bực tức.

- Bố định vay tiền anh Nam ư? Bố tính thế nào rồi, sao không bàn tính với mẹ con con. Mua một chiếc máy lạnh hết bao nhiêu, bố nói xem nào.

Ông Thứ ngạc nhiên trước thái độ mạnh mẽ của con gái mà xưa nay chưa một lần nó dám ngang nhiên trước ông như vậy. Vừa ngượng vừa mất hứng, ông không thể tìm được lời cho phải phép để nói với khách.

Tiếng cô Hai lại lọt vào tai ông Thứ:

- Nào, bố nói xem nào, bao nhiêu?

Ông bố đã lấy lại được bình tĩnh. Ông nhìn xói vào mặt con gái, tiếng đanh và lạnh lùng như khi lách sóng to gió lớn.

- Bao nhiêu, mày hỏi làm gì? Tao tính rồi, cái nhà này liệu cố bán nổi mười triệu đồng không. Thế còn mười triệu nữa, lấy đâu ra, hả?

- Thế nghĩa là hai mươi triệu. Bố yên tâm đi. Nhưng bố phải hứa với con một điều.

Thấy con gái kiên quyết, ông bố đấu dịu:

- Được, tao hứa. Nhưng hứa cái gì mới được chứ?

- Đừng bao giờ, con nói là từ bây giờ, từ ngày hôm nay, bất luận hoàn cảnh như thế nào, bố không được đánh tiếng vay tiền anh Nam nữa.

Nói xong lời cuối, Hai quay vào nhà, cũng không thèm hỏi tôi lấy nửa lời.

Ông Thứ đột ngột lặng im như bị bịt mồm, cặp mắt đỏ nhoè từ từ khép lại, đầu hơi cúi. Thế là một cái gì đó từ thẳm sâu trong đáy con tim đã nhuốm dày một lớp men rượu nhói lên. Có lẽ nó có tiền - ông thầm nghĩ. Đúng thôi, những năm tháng con gái nó cũng từng vào lộng ra khơi, chịu lượn quăng sóng ném, cũng được chia một phần thợ như ai. Gom góp được ngần ấy, nó đã nghĩ đến nhiều lẽ. Cho ngày bố yếu già không chịu nổi gió bấc sóng cao, cho khi bố mẹ trở trời trái gió, cho lúc động biển thuyền gác mãi mũi lên bờ, và cho cả chính mình khi run rẩy trên đầu gậy, lẻ bóng, giường đơn. Đoạn, ông ngửng lên, phong thái khác thường, hất chén rượu uống dở ra sân rồi cầm chai đi ra phía có tiếng sóng nện sầm sập lên cát./.

Lê Xuân Khoa

 

     

 

Trang ch  |  English  |  Kỳ trước | Âm thanh


Đài Tiếng nói Việt Nam, 58 Quán Sứ-Hà Nội ĐT: (84 4) 9344231

Fax: (84 4) 9344230 Email:[email protected]

Tổng Biên tập: Đinh Thế Lộc