Anh bảo tôi: "Trang ngày xưa học cùng lớp điêu
khắc với anh. Hồi đó cô ấy kiêu kỳ lắm, lớp chỉ
có anh, thằng Nam với cô ấy, thế mà cả năm học cô
ấy không hề hé răng nói chuyện với hai thằng đến quá
mười câu".
Tôi hỏi lại cho cỏ chuyện: "Cái chị mà anh nói
là đến mượn tiền anh rồi xin ở nhờ ít hôm hả
?". Anh thoáng cau mày bảo: "ờ, mà không hiểu cô
ấy gửi đứa con gái cho ai không biết".Tôi đang
bận rộn với nỗi thất tình của mình. Cái người đàn
ông mà tôi ngỡ là bến dừng cuối cùng của mình đã
bỏ tôi mà đi. Tôi lập tức chuẩn bị cho mình một tâm
trạng phiên muộn. Tôi làm việc chăm chỉ hon múc bình
thường một chút, ở lại muộn hơn mọi ngày một chút.
Kết quả công việc của tôi cũng chính xác hon mọi khi.
Tôi ít nói hưn, mỉm cười với mọi người vừa đủ
để không ai cho rằng mình lạnh lùng, nhung cũng giữ
một thái độ xa lánh vừa đủ để mọi người cảm
thấy vừa bí hiểm vừa nhạt nhẽo. Tôi đặt thêm mấy
tờ báo Phụ nụ với Hạnh phúc Gia đình để giết
thời gian buổi tối. Tôi mua thêm những đĩa nhạc buồn
bã và vui nhộn để về nhà có thêm giai điệu. Công
việc cuối cùng của ngày bao giờ cũng là mở nhật ký
ra, thẫn thờ nhìn vào, trống rỗng và vô cảm, gập
lại rồi tắt đèn, ngập mình. Tôi nghiêng mặt xuống
gối, để nước mắt lặng lẽ chảy từng giọt nặng
trĩu trong đêm, buông những tiếng thở dài nhẹ như
tiếng ngọn nến lạy động trong gió, và trườn vào
giấc ngủ.
Trời đất biết là tôi đang buồn, cà nhân gian đều
biết. Mẹ tôi biết và Thành biết. Tất nhiên là anh
phải biết, vì đây chẳng phải là lần đầu thất tình,
tôi chạy đến với anh. Anh biết và anh ngồi với tôi
suốt buổi tối mùa thu dài lê thê, hay đi bộ dọc bờ
hồ lộng gió trong chiều đông tê tái. Anh dịu dàng và
nhẫn nại đến độ đã có lúc tôi nghi ngờ không
biết có phải anh làm thế vì anh yêu mình. Nhưng tôi
chẳng bao giờ tìm được câu trả lời thật, bởi vì
suốt mười lăm năm qua thân thiết với anh, suốt hàng
trăm hàng ngàn lần bên anh, hình như chẳng có một
khoảnh khắc nào phù hợp cho thứ tình cảm có có không
không kia nảy nở giữa chúng tôi. Vì thế nên bây giờ
anh mới ngồi bên tôi, để mặc cho tôi nốc rượu đến
mờ cả mắt, điên cuồng nhả khói lên không, bởi đó
là cách ưa thích mà tôi hay dùng để nói với thiên hạ
rằng tôi đang đau khổ, mà đau khổ mãnh liệt là đằng
khác nữa kia.
Nhưng lần này anh không chăm chú nghe tôi nghẹn ngào
kề về những nỗi cay đắng của mình, hay ít nhất là
cũng không tỏ ra chăm chú như những lần trước. Anh không
bật lửa mời khi tôi hờ hững kẹp một điếu thuốc
mới giữa hai môi, hay không cầm lấy hai tay tôi và
xiết chặt mỗi khi mắt tôi ắp ứ nước muốn vỡ òa.
Rõ ràng là cái cô gái tên Trang kia làm anh phiền lòng
lắm lắm. Rõ ràng là cô ấy khiến anh khó xử, cô ẩy
mới bỏ người chồng đang làm ăn ở phía Nam để về
đây với đứa con gái bốn tuổi, không còn nhà cửa, kiên
quyết không quay trở về nhà bố mẹ để ngửa tay xin cơm.
Vậy mà cô lại tìm đến anh để gõ cửa, gõ cửa cái
người mà ngày xưa khi còn là cô tiểu thư đi học, cô
đã chẳng thèm ngó đến bằng nửa con mắt.
Anh đã bằng lòng cho cô ở lại. Anh còn nói cô đưa
cả con đến.
Ngôi nhà của anh có hai buồng ở đầu một ngõ rộng
rãi thoáng đãng, từ ngoài còn có cây dâu da cành sà
thấp vào cửa. Anh nhường cho hai mẹ con cô buồng trong,
còn mình chuyển ra buồng ngoài, lôi theo đống đồ
nghề lỉnh kỉnh mà anh dùng để đực đẽo những tượng
bằng gỗ và thạch cao, với cái giá vẽ và những hộp
thuốc màu.
Nhiều ngày trôi qua mà cô vẫn không kiếm được
việc làm cho mình. Nhiều tháng trôi qua, buổi sáng, cô
luôn ra khỏi nhà từ sớm, để con bé lại với anh. Anh
lụi hụi chuẩn bị cho nó bữa trưa trước khi anh khóa
cửa lại đi làm. Bữa trưa khi thì là cái bánh mì kẹp
chả, khi là bát cơm được hâm nóng lại với quả
trứng luộc. Anh còn lôi đâu về những con búp bê mặt
mũi đanh dá, con gấu bông mũi đỏ, thằng hề vác kèn
cho nó chơi khi ở nhà một mình. Anh bắt đầu nấu bữa
tối ở nhà, lần đầu tiên anh làm việc này kể từ
khi bố mẹ anh mất. Anh luôn luôn nấu bữa tối cho cả
cô, mặc dù cô chẳng bao giờ về ăn. Cô không bao giờ
về trước khi đèn hàng xóm đã tắt hết, ngõ đã tối
om. Và mỗi ngày cô về đến nhà là một ngày cô mệt
mỏi hơn, kiệt quệ hơn. Nhưng không bao giờ cô mắng
mỏ con bé, cũng như không bao giờ cô hé răng với anh,
đến độ anh tưởng như mình lại trở lại cái lớp điêu
khắc ba người mười năm trước. Nhưng cũng không bao
giờ, anh nghe cô nhắc tới lúc nào cô sẽ đi.
Tôi lại lao vào một mối tình mới, lại một hy
vọng mới về bến bờ cuối cùng. Có nghĩa là một
lần nữa, Thành lại biến khỏi những mối quan tâm
nồng nàn của tôi. Người mới chẳng khác gì người trước,
và tình yêu của tôi cũng sâu đậm không kém gì mối tình
trước. Tôi lại làm việc lười đi, nhưng quan tâm đến
những người xung quanh, đến bạn bè nồng nhiệt hơn,
lại cuời nhiều hơn, lại cảm thấy hạnh phúc. Chỉ đến
lúc người ấy của tôi phải đi công tác nhiều tuần
liền tôi mới nhớ ra mà mình còn có người bạn là Thành.
Mà lúc này tôi đang rảnh rỗi với tình yêu, tôi sẽ
hẹn anh đi chơi để trả nợ những lần anh đã bên tôi,
đã chịu đựng những nỗi đau buồn bất tận của tôi.
Nhưng khi tôi gọi điện đến thì mới biết là anh đã
chuyển nhà. Thật kỳ lạ, bởi từ hồi tôi biết anh,
anh và bố mẹ anh đã sống ở ngôi nhà đó và chưa bao
giờ bà tỏ ý định chuyển đi đâu cả. Đến khi hai bác
mất đi cũng thế. Vậy mà bây giờ người ta bảo tôi là
anh đã chuyển nhà.
Tôi lần tìm đến nhà mới của anh theo địa chỉ người
ta cho. Tôi không khỏi sững người khi đến nơi thấy ngôi
nhà anh ở lại bé đến thế, đúng là một cái túp,
giữa hàng chục cái túp khác của xóm thợ nghèo.
Nhưng dường nhu anh không nhận thấy vẻ lúng túng
của tôi. Anh tủm tỉm hỏi: "Em lại có người yêu
rồi phải không ? Trông em như một con mèo phè phỡn là
anh biết ngay". Tôi nghe thấy đau thắt trong ruột mà
không kìm được một câu hỏi vọt lên miệng: "Nhưng
làm sao mà ra nông nỗi này ? Làm sao mà anh phải bán cái
nhà kia đi để đổi lấy cái lều này chứ ?". Anh
phì cười nhìn tôi: "Em làm gì mà phải nhảy dựng
lên như con mẹ đồng đanh thế? Anh cần tiền nên đổi
nhà thôi. Thực ra không phải là anh cần mà là Trang
cần , em còn nhớ Trang không, cô bạn đại học mà anh dã
kể cho em ấy. Cô ấy cần nhiều tiền, vì cô ấy
quyết định quay lại vào Nam để giúp chồng trong lúc làm
ăn khó khăn. Thôi em gái ơi, bây giò mình đi cà phê đi".
Tôi cảm thấy giận anh, căm giận cái tính nhẹ dạ
của anh. Còn cô gái kia, cô ta dúng là không có trái tim.
Không có cô cả lòng tự trọng lẫn danh dụ. Tôi chỉ
muốn khóc òa lên cho đỡ cảm thấy ấm ứcc trong người,
ấm ức thay cho anh. Nhưng chẳng hiểu sao mắt tôi lại ráo
hoảnh. Tôi lại còn cười to để chế nhạo anh, rằng
anh thật là đồ dại gái. Anh bảo: "ờ, đúng là
anh dại thật. Thực ra cô ấy cũng rất tệ. Cô ấy đến,
ở lại, rồi đi mà như chẳng hề biết đến có anh trên
đời. Thậm chí khi đi cô ấy cũng chẳng thèm cảm ơn
lấy một câu. Thôi em ạ, người ta thế rồi thì mình
biết vậy, miễn là lần sau đừng dại dột nữa".
Tôi cảm thấy bùng nổ: "Không phải là rất tệ mà
là vô liêm sỉ. Hạng người gì mà lợi dụng trắng
trợn người ta nhu thế. Thật quá quắt. Vô liêm sỉ. Vô
giáo dục. Mất dạy. Lợn". Tôi dùng một mạch đến
hết vốn thóa mạ của minh. Anh chỉ cuời to hơn và
bảo: "Thôi, thôi em gái ơi, anh ngu rồi, anh ngu rồi.
Anh cũng không biết làm sao mà mà anh đâm ra ngu đến
thế. Nhưng đời người ai mà chả ngu vài ba lần hả
em". Nhưng rồi anh lại trầm giọng: "Mà đúng là
cô ấy lợi dụng anh thật".Dù sao thì tôi cũng sẽ
không dễ dàng tha thứ cho cái tội ngu ngốc của anh,
thật chằng giống ai trên đời. Đúng ra là tôi đã không
tha thứ nếu như đám cưới của tôi không đến gần. Cái
giấc mơ về bến cuối cùng của tôi cũng sắp thành
hiện thực. Nhưng càng đến gần bờ tôi lại càng
nhận ra cái bến mong đợi ấy nó không đẹp như mình tưởng,
như khi mình còn bơ vơ trên con thuyền giữa sông và nhìn
về nó xa lơ xa lắc. Xét cho cùng, ai xuôi ngược mãi
rồi chả phải vào bờ. Có ai lênh đênh cả đời được
đâu. Tôi cũng vậy, tôi chuẩn bị cập bờ, không háo
hức mà cũng chẳng hững hờ. Và tôi lại sắp xếp cho
mình một tâm trạng, tâm trạng gì thì tôi cũng không
biết. Vì vậy tôi lại làm việc chăm chỉ hơn, lại ít
nói cười hơn, lại xa lánh mọi người hơn...
Tôi gọi cho Thành để thông báo về đám cưới của
mình, rồi không khỏi ác ý tôi hỏi : "Thế nào, anh
đã chuyển nhà lần nữa chưa ?". Anh bảo: "Bây
giờ anh đang ở nhà thuê". Tôi không tin vào những gì
mình nghe trên điện thoại. Khó khăn lắm tôi mới có
thể cất tiếng: "Không phải vẫn là con mụ phù
thủy đấy chứ ?" Anh hỏi lại: "Đi uống gì không
?". Tôi bỏ luôn buổi hẹn thử áo cưới.
Anh bảo tôi: "Dạo này trông em có vẻ gầy, nhưng
xinh ra". Tôi chẹn lời luôn: "Thôi anh đùng lòng
vòng. Nói em nghe chuyện gì xảy ra đi". Hình như anh
hơi nheo mắt nhìn tôi chế giễu, nhận thấy tôi lồng lên
nhu một con hổ bị thương, anh dấu dịu: "Có gì đâu,
vợ chồng cô ấy lại về đây. Họ trắng tay, mà Trang
lại mang bầu đứa thứ hai nên anh nhường cái lều kia
cho họ". Anh ngừng một chút rồi cay đắng tiếp:
"Em đúng em gái ạ. Cô ấy không có quyền làm thế.
Cô ấy lợi dụng anh. Cách cô ấy yêu cầu anh khiến anh
thấy mình như rác rưởi...". Anh chợt cười xòa để
câu chuyện bớt cái âm hưởng u ám: "Mà em cũng không
thích anh ở cái lều đó cơ mà". Tôi đâu có ý định
bỏ cả việc chuẩn bị cưới xin của mình mà đến đây
nghe anh đùa. "Anh phải đi với em, em không để ai làm
thế với anh. Anh với em đến đó ngay bây giờ. Cái con
mụ phù thủy đó. Đúng là đồ vô liêm sỉ, đồ mất
dạy, đồ lợi dụng. Anh phải đi...". Thốt nhiên, gương
mặt anh nhăn nhúm lại đau đớn đến cùng cực. Anh thì
thào: "Chằng lẽ em không hiểu à ? Hoàn toàn không
hiểu à ? Anh yêu cô ấy"./.
Đỗ Hồng Anh